DetailController

Sinh hoạt chuyên đề tại Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra

Tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “ Xây dựng tinh thần đoàn kết” tại Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra.

Chúng ta đã biết: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên luôn giành được những thắng lợi vẻ vang, đã giúp chúng ta giữ vững nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Tinh thần đoàn kết được thể hiện qua:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, đây cũng là nội dung và giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nhằm phát huy sức mạnh nội lực, tạo động lực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết:

Thứ nhất, Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là nhân tố cơ bản quyết định thành công của cách mạng Việt Nam:

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, có thể và cần thiết có sự điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, là chiến lược bất di bất dịch.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến nay luôn thi hành đường lối đại đoàn kết nhất quán, đúng đắn, có hình thức tổ chức phù hợp nên đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, tạo thành sức mạnh vô địch cho cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết là lực lượng mạnh nhất”, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”, “Đoàn kết là then chốt của thành công”. Đoàn kết càng rộng rãi, chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn. Người thường xuyên căn dặn mọi người phải khắc phục đoàn kết xuôi chiều, hình thức, đoàn kết thiếu đấu tranh với những mặt chưa tốt.

         Thứ hai, Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng:

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công “trước hết phải có Đảng cách mệnh”, “cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải của riêng một hai người”. Do đó, với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết định hướng, có lãnh đạo. Trong khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng Cộng sản không chỉ là một bộ phận bình đẳng mà là linh hồn, là lực lượng lãnh đạo. Vị trí, vai trò đó của Đảng mang tính khách quan bởi vì Đảng là đạo đức, là văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nước, mà cao hơn đó là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết dân tộc là một chính sách chứ không thể là một thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng yêu nước phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinh thần yêu nước.

         

Thứ ba, Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân:

Tin dân, dựa vào dân, phấn đấu vì dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là sự kế thừa và nâng cao tư duy chính trị truyền thống: “Nước lấy dân làm gốc, đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, dân là nhân vật trung tâm; dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết; dân là chủ thể của đại đoàn kết; là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng; dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng cộng sản, của hệ thống chính trị cách mạng.

          Nguyên tắc tin dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân là hạt nhân cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Thông qua cuộc đời đấu tranh cao đẹp vì dân, vì nước của Người, nguyên tắc đó đã thẩm thấu, hoá thân vào thực tiễn cách mạng, liên kết triệu triệu con người vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội, tạo nên khối đại đoàn kết vững chắc

Thứ tư, Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết”.Tự nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt để củng cố đoàn kết nội bộ. Trong khối đại đoàn kết tập hợp đông đảo các lực lượng giai cấp, xã hội, các thành viên vừa có mục tiêu, nguyện vọng, lợi ích chung vừa tồn tại những mục tiêu, nguyện vọng, lợi ích riêng và bên cạnh những nhân tố tích cực, tiên tiến, vẫn còn những nhân tố tiêu cực, chậm tiến.

Hình ảnh: Đảng viên Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra

Đảng là linh hồn của khối Đại đoàn kết, Đảng là đảng giai cấp công nhân Việt Nam, vừa là Đảng của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng vừa là đạo đức, vừa là văn minh, Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân tộc. Đảng phải là bộ phận trung thành nhất, có năng lực lãnh đạo, có đường lối đúng mới xứng đáng địa vị lãnh đạo mặt trận. Đảng cần tuyên truyền giáo dục, nêu gương, lấy lòng chân thành để cảm hóa, khêu gợi tinh thần tự giác, có thái độ tôn trọng các tổ chức đoàn thể mặt trận, biết lắng nghe người ngoài Đảng. Trong Đảng phải xiết chặt đoàn kết, Đảng viên phải biết giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

2. Vận dụng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Xây dựng tinh thần đoàn kết” tại Chi bộ  Nghiệp vụ - Thanh tra:

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang có bước chuyển quan trọng đòi hỏi có sự thay đổi vượt bậc cả về chất và lượng thì vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nền tảng, làm động lực cho Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra phát triển lại càng cần hơn bao giờ hết. Do đó, để có được sự đoàn kết với đầy đủ ý nghĩa của nó thì cần phải thực hiện được các nội dung, yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất: Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra đã chủ động xây dựng tủ sách về tài liệu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các tài liệu về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để các Đảng viên trong Chi bộ có thể chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu khi cần và nêu cao tinh thần tự nghiên cứu và tự học tập đối với Đảng viên trong Chi bộ. Là nơi để các Đảng viên trong chi bộ trao đổi và lưu giữ những tài liệu quý báu về Đảng, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết trong Chi bộ.

 

Thứ hai: Để xây dựng khối đại đoàn kết ở Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra cần có sự đồng thuận trên dưới một lòng từ tập thể cấp ủy cùng đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến tất cả công chức, người lao động trong cơ quan. Muốn có sự đồng lòng, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là khắc phục “điểm nghẽn” trong tuyên truyền thông tin đến các bộ phận, cá nhân; đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho mọi thành viên trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trong quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế; chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp cho đội ngũ công chức, người lao động, không phân biệt người làm công việc chuyên môn hay công việc phục vụ khác; kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân với lợi ích chung của toàn cơ quan.

Thứ ba: Xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở tự phê bình, phê bình thẳng thắn, có trách nhiệm cao, có tinh thần xây dựng, không né tránh khuyết điểm, không đoàn kết một chiều, không đoàn kết hình thức theo kiểu “Bằng mặt mà không bằng lòng”. Tự phê bình và phê bình là phương thức tốt nhất để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết và thống nhất, tuy nhiên, phê bình phải được thực hiện với tinh thần “yêu thương lẫn nhau”, vì trách nhiệm chung. Do đó, trong sinh hoạt đảng Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra cần phải thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, nhằm khắc phục tình trạng nể nang, dĩ hòa vi quý, đoàn kết xuôi chiều, bị tình cảm cá nhân chi phối, đồng thời nghiêm khắc xử lý những biểu hiện lợi dụng phê bình để đấu đá, làm mất uy tín của nhau, gây rối đối với tổ chức.

Thứ tư: Đoàn kết muốn bền chặt, lâu dài phải xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, có sự bao dung, rộng lượng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển. Trong quan hệ giao tiếp cần bình tĩnh, tôn trọng và lắng nghe, không suy diễn chủ quan, áp đặt, độc đoán; quan tâm tạo điều kiện động viên, chia sẻ, khích lệ mọi người trong thực hiện công việc chung, không tị nạnh, so bì để tạo sự gắn kết đồng thuận, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ; qua đó để mọi người luôn cảm thấy sự chân tình của những người xung quanh, cảm nhận cơ quan như tổ ấm thứ hai của mình.

Thứ năm: Xây dựng niềm tin cho đội ngũ đảng viên, công chức và người lao động. Niềm tin thể hiện qua mối quan hệ gần gũi, tin cậy lẫn nhau. Trách nhiệm này đầu tiên thuộc về các đồng chí Lãnh đạo của Chi bộ, đơn vị, sau đó là các đồng chí đảng viên, công chức tại cơ quan. Muốn có được niềm tin của tập thể quần chúng không thể nào khác ngoài việc tiếp tục phát huy tính công khai, dân chủ trong cơ quan. Càng dân chủ, công khai bao nhiêu, càng tăng cường tính trách nhiệm của các thành viên trong cơ quan bấy nhiêu, mọi người đều thấy mình có vai trò đóng góp cho tập thể ở các phạm vi, mức độ, các lĩnh vực khác nhau.

Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết giải quyết dứt điểm hiện tượng gây mất đoàn kết trong nội bộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát giúp cho Chi bộ và cơ quan, đơn vị kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguyên nhân, hiện tượng mất đoàn kết. Đồng thời biểu dương kịp thời và có biện pháp cụ thể, thiết thực giúp cho các tổ Đảng, đảng viên, công chức, người lao động chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng. Kiểm tra, giám sát, một mặt phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, đề cao tinh thần trách nhiệm của đảng viên, công chức, người lao động, nhất là người đứng đầu, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành, đồng thời cần phát huy vai trò giám sát của cấp ủy đối với mỗi đảng viên./.

Chi bộ Nghiệp vụ - Thanh tra

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc